Tham gia thực hiện Nhiệm vụ chủ trì là Phòng Kiểm soát Ô nhiễm (VEPA), và các đơn vị: Công ty Cổ phần Minh Việt, Nhóm GIS Phần mềm Thủy lợi và Công ty LDTek. Đây là kết quả của công việc tiếp tục dự án Giai đoạn 1 với phân hệ CTNH-Sys 1.0 với các phát triển mở rộng theo mô hình chính phủ điện tử dựa trên nền tảng pháp lý của Thông tư 12 và Quyết định 23 của Cục Bảo vệ Môi trường (MONRE). Các kết quả của đề tài được nhóm báo cáo, phân tích, đánh giá và tổng hợp (gồm 4 kết quả chính) đã xác định mô hình triển khai (thí điểm) khả thi và công nghệ áp dụng trên nền tảng mạng Internet với sự tham gia của 4 nhóm đối tượng sử dụng: nhóm cộng đồng, nhóm doanh nghiệp liên quan đến sử dụng CTNH (CNT, CVC, CXL), nhóm cấp Sở và cấp Cục.
Đây là bước quyết định có tính chất định hướng dưới dạng dịch vụ tập trung, đưa người sử dụng tham gia trực tiếp vào các quá trình hình thành và xử lý thông tin theo mô hình dịch vụ công - hướng đến cộng đồng, chủ thể của quá trình phát thải. Quá trình phát triển sẽ phải có tính chất lâu dài và vững chắc có tính chất kế thừa để tiến tới một hệ thống hoàn chỉnh, đặc biệt bài toán đầu tư là yếu tố quan trọng. Dự kiến chương trình này phải tiến hành ít nhất 5 năm liên tục. Theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển như Hàn quốc, hệ thống e-Manifest (chứng từ điện tử - Waste Manifest System) phải tiến hành từ 7-10 năm để có một hệ thống hiện nay (http://www.wms-net.or.kr/) với đầu tư rất lớn về mặt tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực và hạ tầng pháp lý, văn hoá.
Theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu, Nhiệm vụ thực hiện được đánh giá đạt yêu cầu cơ bản với các chỉnh sửa-làm rõ thêm về kết quả, tài liệu cũng như tiếp thu ý kiến của các chuyên gia để triển khai tiếp tục giai đoạn tiếp theo, theo định hướng “chậm và chắc” và triển khai phần công nghệ - hạ tầng truyền thông, bảo mật-an toàn tương xứng để đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống này trong các giai đoạn tiếp theo.
|